Công nghệ 6: ÔN TẬP CHƯƠNG II

ÔN TẬP CHƯƠNG II

  1. Kể tên, nêu nguồn gốc và vai trò của các nhóm thực phẩm đối với sức khoẻ của con người?

Nhóm thực phẩm

Nguồn cung cấp

Vai trò

1. Giàu chất đường bột (cacbohydrate)

- Ngũ cốc, bánh mì, khoai, sữa, mật ong, trái cây chín, bánh kẹo,…

Cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.

2. Giàu chất đạm (protein)

- Thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu, một số loại hạt (lạc, vừng,…)

Xây đựng, tạo ra các tê bào mới, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, góp phần cung câp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

3. Giàu chất béo (lipit)

- Mỡ động vật, dầu thực vật, bơ

Cung cấp năng lượng, giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hoá một số vitamin cần thiết.

4. Giàu vitamin và chất khoáng

- Thực phẩm tươi sống: rau, củ, quả, thịt,..

- Muối ăn, hải sản, trứng,..

Tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh đề chống lại bệnh tật.

  1. Chế độ ăn uống khoa học cần phải đạt những yêu cầu gì?
  1. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

- Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí phải có sự phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm chính với tỉ lệ thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.

- Ngoài cơm trắng, bữa ăn dinh dưỡng hợp lí nên có đầy đủ các loại món ăn chính, gồm: món canh, món xào hoặc luộc, món mặn (rán hoặc kho, rang,... ).

  1. Phân chia số bữa ăn hợp lí

- Ăn đúng bữa phân chia số bữa ăn trong ngày hợp lí ( 3 bữa chính) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiểu hoá thức ăn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. - Nếu các bữa ăn quá gần nhau hoặc quá xa nhau khiến dạ dày hoạt động không điều đó, gây hại cho sức khoẻ

- Ngoài việc ăn đúng bữa, còn phải ăn đúng cách: cần tập trung nhai kĩ, không nên đọc sách, xen TV hay làm việc trong khi ăn uống.

 

 

  1. Em hãy lấy ví dụ về bữa ăn trong gia đình và tự đánh giá mức độ dinh dưỡng trong bữa ăn đó?

(Hs tự lấy ví dụ bữa cơm của gia đình mình)

VD: - Cơm, canh rau ngót, thịt kho tàu, rau muống xào.

  • Bữa cơm đầy đủ chất dinh dưỡng.
  1. Nêu vai trò và ý nghĩa của việc bảo quản, chế biến thực phẩm?

a. Vai trò, ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm

- Việc bảo quản giúp làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm, tránh cho thực phẩm bị hao hụt chất dinh dưỡng.

- Việc bảo quản thực phẩm tạo sự thuận tiện cho con người trong việc chế biến và sử dụng.

b. Vai trò và ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm

- Việc chế biến giúp thực phẩm trở nên chin mềm, dễ tiêu hoá, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và thơm ngon hơn khi.

- Các phương pháp chế biến thực phẩm góp phần giúp gia tang tính đa dạng của món ăn, làm phong phú bữa ăn cho con người.

  1. Trình bày các phương pháp bảo quản thực phẩm, chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt mà em biết?
  1. Phương pháp bảo quản thực phẩm

- Thực phẩm có thể được bảo quản bằng nhiều phương pháp như: phơi khô hoặc sấy khô, ướp lạnh, cấp đông, ngâm giấm, ngâm đường, ướp muối, muối chua, hút chân không....

- Tuỳ từng loại thực phẩm và điều kiện bảo quản, người sử dụng có thể lựa chọn phương pháp bảo quản cho phù hợp.

b. Phương pháp chế biến thực phẩm

* Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

. Trộn hỗn hợp thực phẩm

- Là phương pháp trộn thực phẩm với hỗn hợp nước trộn, tạo nên món ăn có hương vị đặc trưng.

- Các loại hỗn hợp nước trộn thường được sử dụng là giấm, nước mắm chua ngọt hoặc các loại sốt.

. Ngâm chua thực phẩm.

Là phương pháp thực phẩm vào hỗn hợp nước ngâm một thời gian để thực phẩm lêm men vi sinh vật hoặc thấm hỗn hợp nước ngâm, tạo ra món ăn có vị chua đặc trưng.

*. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

- Là làm chín thực phẩm ở nhiệt độ và thời gian thích hợp để món ăn trở nên dễ tiêu hóa và thơm ngon hơn.

- Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước.

- Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.

- Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước và bằng nguồn nhiệt trực tiếp.

 

  1. Nêu cách tính chi phí một bữa ăn?

- Chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng = đơn giá x số lượng cần dùng

- Chi phí cho mỗi món ăn = chi phí thực phẩm thứ nhất + chi phí thực phẩm thứ hai + ...

- Chi phí cho bữa ăn = chi phí món ăn thứ nhất + chi phí món ăn thứ hai + ...

Chuyên môn