Công nghệ 6: Bài 7: TRANG PHỤC (TIẾT 3)

Bài 7: Trang phục (Tiết 3)

IV. Sử dụng và bảo quản trang phục

1. Giặt, phơi

- Việc giặt, phơi quần áo đúng cách trong quá trình sử dụng giúp quần áo được sạch, đẹp khi mặc, đồng thời cũng giúp giữ quần áo được bền lâu.

- Quy trình giặt, phơi quần áo như sau:

+ Bước 1. Chuẩn bị: lấy các vật dụng trong túi quân, túi áo ra, phân loại quản áo màu sáng, mảu trăng với quần áo màu tối để giặt riêng.

+ Bước 2. Thực hiện:

  • Tẩy vết bản hoặc vò trước với xà phòng những chỗ bám bân nhiều như: cổ áo, nách áo, đáy quần.

 Giặt bằng tay

  • Ngâm quần áo trong nước xà phòng khoảng từ 15 đến 30 phút,
  • Vò kĩ toàn bộ quần áo,
  • Xả nước nhiều lần cho sạch, có thể dùng thêm nước xả vải trong lần xả cuối.

 Giặt bằng máy

  • Chọn mức nước và chế độ giặt phù hợp với quần áo,
  • Cho xà phòng và nước xả vải (nếu có) vào khoang giặt,
  • Khởi động máy để bắt đầu quá trình giặt, sấy.

+ Bước 3. Hoàn tất: phơi quần áo màu sáng, quần áo bằng vải bông, vải sợi pha ở ngoài nắng, phơi quần áo máu sắm, quần áo bằng vải lụa nylon trong bóng râm.

2. Là, ủi

- Là, ủi quần áo là công việc cần thiết để làm phẳng chúng sau khi giặt sạch.

- Dụng cụ là quần áo: bàn là, bình phun nước, cầu là.

- Quy trình là quần áo:

+ Bước 1: Phân loại quần áo

+ Bước 2: Thực hiện

+ Bước 3: Hoàn thiện.

3. Cất, giữ quần áo

- Sau khi giặt sạch, phơi khô, cần cất giữ trang phục ở nơi khô ráo, sạch sẽ.

+ Các loại quần áo sử dụng thường xuyên nên treo bằng móc áo hoặc gấp gọn gàng vào ngăn tủ theo từng loại.

+ Các loại quần áo ít dùng nên gói trong túi nylon đề tránh ẩm mốc và gián, côn trùng làm hư hỏng.

V. Đọc nhãn hướng dẫn sử dụng và bảo quản trang phục

1. Ý nghĩa của kí hiệu trên nhãn hướng dẫn

2. Các bước đọc nhãn hướng dẫn

- Bước 1: Xác định loại trang phục được gắn nhãn

- Bước 2: Đọc thành phần sợi dệt trên nhãn

- Bước 3: Đọc các kí hiệu sử dụng và bảo quản

- Bước 4: Ghi nhận cách sử dụng và bảo quản trang phục được ghi nhãn.

Chuyên môn